top of page
  • Trâm Nguyễn

STEM là gì? Vì sao bạn nên áp dụng phương pháp này cho con?

STEM hay giáo dục STEM là một trong các phương pháp hiệu quả mà rất nhiều nước phát triển như Mỹ, Canada, New Zealand,... đã áp dụng. Để hiểu rõ hơn phương pháp này là gì và vì sao bạn nên áp dụng phương pháp này cho con, CAKE STEM mời bạn đọc hết bài viết để nắm rõ thông tin nhé!



STEM là gì?

Để định nghĩ giáo dục STEM là gì thì hiểu đơn gian, STEM là một thuật ngữ viết tắt từ bốn chữ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Maths (Toán học). Đây là mô hình giáo dục có sự kết hợp giữa lý thuyết hàn lâm và thực tiễn. Việc tích hợp này giúp trẻ hiểu rõ bản chất môn học, tư duy và suy nghĩ đa chiều. Dựa vào đó xây dựng hoàn thiện cho trẻ về kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế.



Mục tiêu của giáo dục STEM?

Mục tiêu của mô hình giáo dục STEM có 3 mục tiêu chính:

  • Giúp thế hệ tương lai phát triển năng lực và nhận thức về khoa học – công nghệ một cách toàn diện.

  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thế kỷ XXI.

  • Nghiên cứu, đổi mới phương thức giảng dạy trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học.


Dựa trên những mục tiêu rõ ràng này, mô hình STEM được đưa vào giảng dạy để trang bị và giúp các em có thể phát triển tư duy một cách toàn diện. Phương pháp này không chỉ đề cao việc hiểu những kiến thức lý thuyết mà còn khuyến khích và tạo điều kiện cho các em vận dụng và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Lợi ích của giáo dục STEM?

Rất nhiều các nước lớn mạnh như Mỹ, Úc, Canada,... đã tiên phong áp dụng mô hình STEM vào hệ thống giáo dục và đều công nhận hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Vậy, lợi ích của phương pháp giáo dục này là gì? Cùng CAKE STEM tìm hiểu nha!



Tiếp cận trực quan các môn học

Một trong những lợi ích tiên phong mà sản phẩm STEM mang lại, đó là giúp cho các em học được bản chất kiến thức thông qua lý thuyết và thực hành thực tiễn. Việc mắt thấy, tay làm sẽ thúc đẩy sự hứng thú của các em đối với việc học. Ngoài ra, đây cũng được đánh giá là phương pháp học giúp các em ghi lâu kiến thức lâu hơn và hiệu quả hơn.


Nâng cao tư duy

Với chương trình STEM, trẻ được thoải mái, tự do trong việc phát triển tư duy logic và kỹ năng thực hành. Không chỉ bổ trợ ở việc giúp trẻ trực quan hóa kiến thức, phương pháp này khuyến khích trẻ thể hiện quan điểm, góc nhìn. Trẻ có thể thử nghiệm, thất bại rồi tiếp tục thử lại đến khi tìm ra được kết quả mình muốn. Đây cũng là một phương pháp giúp con liên tục tư duy để tìm ra đáp án.



Tạo điều kiện trẻ sáng tạo

Nếu bố mẹ đang muốn tìm kiếm một phương pháp giúp con sáng tạo và năng động hơn, phương pháp STEM sẽ là một hướng đi đúng. Vì trẻ phải sáng tạo để tìm kiếm những ý tưởng hay và để thực hiện các dự án mang tính đổi mới. Nói một cách dễ hiểu, phương pháp STEM sẽ thúc đẩy trẻ tư duy, sáng tạo đa chiều để trẻ có thể liên tục tìm hướng giải quyết cho bài toán của mình.


Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Điểm khác biệt của giáo dục STEM đó là luôn tìm cách để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết. Từ những bài toán, thí nghiệm hay trường hợp thực tế, trẻ sẽ cần tự mình suy nghĩ, tìm tòi và tự cân nhắc hướng giải quyết phù hợp. Ngoài dạy còn kỹ năng giải quyết vấn đề thì mô hình giáo dục STEM còn giúp con tự lập, chủ động hơn trong cuộc sống.


Hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ

Mục tiêu và lợi ích lớn nhất mà phương pháp này mang lại, đó chính là một phương pháp hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ từ lý thuyết sách vở đến trải nghiệm thực tế. Bằng việc quan sát và được bắt tay vào thực hành, trẻ sẽ tiếp thu mạnh và nhớ lâu hơn.


Độ tuổi lý tưởng nên cho trẻ tiếp cận phương pháp STEM?

Có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh việc độ tuổi nào của trẻ thì nên cho tiếp cận với phương pháp STEM. Câu hỏi này đã được tiến sĩ Diana Wehrell – Grabowski, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Giáo dục Mobile Science giải đáp rằng, độ tuổi lý tưởng nhất để bắt đầu dạy STEM, đó là trẻ ở lứa tuổi mầm non, cấp 1. 


Theo ông, thì đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về nhìn nhận, quan sát, tương tác, khám phá và phát hiện là vốn có trong hành trình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ thêm: “Trẻ con chỉ hứng thú với những gì các em quan tâm, các em thấy được. Cho nên, nếu chỉ dạy các bé những kiến thức bằng lời nói, các em cũng chỉ nghe và không đọng lại gì. Từ đó, chất lượng dạy học sẽ khó đạt hiệu quả như chúng ta kỳ vọng.”


Không chỉ ở độ tuổi trên, rất nhiều trường học cấp 1 đến cấp 3 tại các nước phát triển thậm chí cả đại học, vẫn áp dụng phương pháp STEM vào giảng dạy để nâng cao kết quả học tập và năng suất hiểu biết của học sinh, sinh viên.


106 lượt xem0 bình luận

Comentarios


bottom of page